Thân thế Đặng Huyền Thông

Ông quê ở thôn Cổ Phường, xã Hùng Thắng, huyện Thanh Lâm, phủ Nam Sách, trấn Hải Dương (nay thuộc xã Minh Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương). Việc này còn được ghi lại trong gia phả dòng họ Đặng thôn Hùng Thắng và đôi câu đối trong đền thờ ông:

Bát bác tự tiền tây Đào XáKhai hoa chi hậu Cổ Phương thôn.

Tạm dịch

Trước vốn ở phía tây thôn Đào XáSau mở mang sự nghiệp ở thôn Cổ Phường

"Quê gốc cụ Đặng Huyền Thông (Tên tự: Đặng Mậu Nghiệp) quê gốc ở Đào Xá - Đào Dương - Ân Thi - Hưng Yên (Gần Thông Bình Hồ - Xã Quảng Lãng - Huyện Ân Thi). Cụ là con thứ 2 trong gia đình có 4 anh em, gồm" cụ: Đặng Húy Thực, Đặng Húy Mậu Nghiệp, Đặng Húy Đỉnh và Đặng Thị Phiêu (Hiện cụ Phiêu đi lấy chồng ở đâu không rõ). Riêng cụ Đặng Húy Mậu Nghiệp (Đặng Huyền Thông) đi ra Thôn Cổ Phường để lập nghiệp làm nghề gốm sứ, sau cụ lại về quê Đào Xá và mất tại đó, hiện nay phần mộ chí của cụ vẫn còn ở Đào Xá, hàng năm giỗ cụ vào ngày 04/02 âm lịch, họ Đặng ở Hùng Thắng vẫn cử người vào để tổ chức ngày giỗ cụ. Đôi câu đối:

Bát bác tự tiền tây Đào XáKhai hoa chi hậu Cổ Phương thôn.

là ở nhà thờ họ Đặng ở Đào Xá chứ không phải ở Hùng Thắng (Thông tin chi tiết có thể tham khảo các cụ trong dòng họ Đặng ở Đào Xá hoặc ở Hùng Thắng - Đặng Đức Duy, điện thoại liên lạc 0903214828, là con cháu họ Đặng đời thứ 7 tại Hùng Thắng sưu tầm và bổ sung)

Hiện tại chưa rõ thôn Đào Xá này là ở đâu. Hùng Thắng vốn có tên là Cổ Phường - phường thợ gốm[1], nơi đây cũng là một làng gốm nổi tiếng. Tại đây, dòng họ Đặng đã quy tụ đông đúc, cho xây lò, nung gốm, biến làng thành một điểm phụ sản xuất của trung tâm gốm Chu Đậu[2].

Từng đỗ sinh đồ, Đặng Huyền Thông không những có thể viết chữ lên mặt gốm rất đẹp mà còn tham khảo được nhiều sách vở để nâng cao tay nghề[2].